Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ giúp khắc phục nhược điểm răng ố vàng hiệu quả, nhanh chóng. Chính vì thế, nhiều chị em đang mang thai cũng rất muốn xóa bỏ vết ố vàng để có hàm răng trắng sáng hơm. Tuy nhiên, liệu rằng có bầu tẩy trắng răng được không? Hãy cùng Nhakhoaquangnam đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Có bầu tẩy trắng răng được không?
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng được chú trọng hơn. Hiện nay, các phương pháp làm trắng răng dần trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều ở các nha khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện tẩy trắng răng. Vậy bầu có tẩy trắng răng được không? Tẩy trắng răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chị em nên suy nghĩ, cân nhắc cẩn thận về việc tẩy trắng răng khi mang thai bởi cho đến thời điểm hiện tại, ngành y khoa vẫn chưa có bất kỳ công bố nào về quá trình thử nghiệm mức độ an toàn của kỹ thuật làm trắng răng đến sức khỏe bà bầu. Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải mất đi một lượng canxi khá nhiều để cung cấp cho thai nhi trong bụng nhằm cấu tạo thành xương và một số bộ phận khác. Đặc biệt, giai đoạn thai nhi khoảng 25 tuần tuổi là lúc hệ xương hình thành mạnh nhất, do đó lượng canxi cung cấp cho bào thai cao hơn so với các tháng trước.
Chính vì thế, trong khoảng thời gian này, chị em sẽ dễ bị thiếu hụt canxi, điều đó sẽ khiến răng trở nên yếu và nhanh ố vàng hoặc mắc các bệnh nha khoa như: sâu răng, viêm nha chu,… Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc dùng phương pháp tẩy trắng răng là xấu nhưng cũng chưa có bằng chứng đảm bảo an toàn khi áp dụng.
Tóm lại, các bác sĩ giải đáp cho câu hỏi “Phụ nữ có thai có tẩy trắng răng được không?” là “Không” nhé. Chuyên gia, bác sĩ đầu ngành khuyên bạn tuyệt đối không nên thực hiện tẩy trắng răng khi đang bầu, kể cả trong thời kỳ cho con bú. Nguyên nhân là do thành phần trong thuốc tẩy trắng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và em bé.

>>> Xem ngay cách tẩy trắng răng bằng dầu oliu an toàn và hiệu quả nhanh chóng
Cách làm trắng răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn
Như đã đề cập bên trên, làm trắng răng bằng công nghệ nha khoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, trường hợp răng ố vàng, xỉn màu nặng thì nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như: dầu dừa, vỏ chuối, chanh tươi, vỏ cam, dầu oliu,… để làm trắng răng răng. Các cách này vừa mang lại hiệu quả giúp răng trắng sáng lại vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Một số phương pháp này khá đơn giản khi thực hiện, giúp bạn tiết kiệm chi phí. Song, trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tẩy, miếng dán hay lấy dấu máng vì nó sẽ tác động không tốt đến răng miệng của mẹ. Bởi vậy nên cách làm trắng răng cho bà bầu bằng nguyên liệu thiên nhiên thực sự là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm này.
Bí quyết chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai
Để duy trì hàm răng trắng sáng, chắc khỏe, mẹ bầu cần lưu ngay bí quyết chăm sóc mà chuyên gia đã bật mí bên dưới đây:
- Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin C, B12 và canxi như: sữa, mía, cam,…
- Hạn chế dùng nước có ga và thực phẩm xỉn màu
- Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần/ngày kết hợp với dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng. Ngoài ra, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối để loại sạch hoàn toàn vi khuẩn.
- Thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng/1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng nếu có.

Khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?
Giai đoạn mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi về cơ thể, điều này sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng về sức khỏe răng miệng, có thể kể đến như:
- Răng bị mòn do axit của nước bọt tăng lên vì ốm nghén.
- Tình trạng viêm nướu, hoặc sưng nướu và chảy máu nướu trở nên nghiêm trọng hơn do thói quen chăm sóc răng miệng không đầy đủ và những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ.
- Dễ sâu răng do thèm đồ ăn có đường ngọt.
Bên trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc đến bạn về việc phụ nữ có bầu có tẩy trắng răng được không? Hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng mẹ và bé.