Dây Cung Niềng Răng Có Tác Dụng Gì? Có Mấy Loại?

Dây cung niềng răng là khí cụ không thể thiếu khi nhắc đến phương pháp niềng răng mắc cài. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về tác dụng của dây cung trong niềng răng là gì chưa? Có bao nhiêu loại dây cung niềng răng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Quảng Nam để được giải đáp chi tiết nhé!

Dây cung niềng răng có tác dụng gì trong các giai đoạn niềng răng?

Dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng trong quá trình niềng răng mắc cài. Dây cung có cấu tạo dài và mảnh, thường được gắn cố định với những mắc cài nằm trên thân răng. Nó đóng vai trò tác động lực để điều chỉnh các răng xô lệch dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm.

Tùy vào mỗi giai đoạn trong niềng răng mà dây cung sẽ phát huy những công dụng khác nhau. Các kích thước dây cung niềng răng trong từng dây đoạn cũng có sự chênh lệch. Hãy cùng Nha khoa Quảng Nam tìm hiểu chi tiết công dụng của dây cung trong từng giai đoạn niềng răng nhé!

day-cung-nieng-rang-la-gi

Giai đoạn san đều răng

Dây cung được sử dụng trong giai đoạn này sẽ có độ cứng thấp, đồ đàn hồi cao. Do đó, loại dây cung lý tưởng sử dụng trong giai đoạn điều trị này đó là dây cùng Niti.

Để giúp điều chỉnh răng đều về đúng vị trí và các bước chỉnh nha tiếp theo được thực hiện dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung có kích thước là 0.014 và 0.016.

san-deu-rang

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

Đây là giai đoạn quang trọng nhất trong chỉnh nha. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi rõ rệt đối với hàm răng và khuôn mặt của mình. Loại dây cung được sử dụng ở giai đoạn này sẽ là dây cung Stainless Steel (dây thép không gỉ), đóng vai trò mở không gian sau, điều chỉnh răng phía trước và sự chênh lệch giữa hai hàm.

Dây cung sử dụng trong dây đoạn này có kích thước 0.016 × 0.025 và 0.019 × 0.025 với thời gian điều trị từ 4 – 8 tháng.

dong-khoang-trong-nieng-rang

Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì

Ở dây đoạn này, dây cung niềng răng mà bác sĩ sử dụng là loại dây cung niềng răng Niti với kích cỡ 0.019 x 0.025 để giúp điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định. Khi 2 giai đoạn trước tiến triển tốt theo đúng kế hoạch thì giai đoạn này chỉ mất khoảng 2 – 8 tuần để thực hiện chỉnh khớp cắn.

Các loại dây cung niềng răng

Dựa vào chất liệu làm nên dây cung, người ta chia các loại dây cung trong niềng răng thành 5 loại:

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý

Các vật liệu như kim loại quý, vàng, bạc, bạch kim từ lâu đã được ứng dụng vào trong ngành nha khoa. Cho đến hiện tại, dây cung niềng răng kim loại quý vẫn được nhiều người tin dùng.

Thành phần chính của dây làm bằng kim loại quý gồm:

  • Vàng (55% – 65%)
  • Bạch kim (5 – 10%)
  • Palladi (5 – 10%)
  • Đồng(11 – 18%)
  • Niken (1 – 2%)

Loại dây cung này có khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao giúp quá trình chỉnh nha diễn ra một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, nhược điểm của loại dây cung này là chi phí khá cao.

day-cung-chinh-nha-kim-loai-quy

Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)

Đây là loại dây cung ra đời vào năm 1929, thay thế cho dây cung hợp kim quý trong chỉnh nha. Dây cung Stainless Steel có độ phổ biến cao trên thị trường và được nhiều người tin dùng.

Thành phần của dây cung Stainless Steel gồm:

  • Chromium (17 – 25%)
  • Niken (8 – 25%)
  • Carbon (1 – 2%)

Loại dây cung này có độ cứng, có khả năng chống ăn mòn và độ dẻo cao nên dễ dàng chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp. Hơn nữa, hợp kim thép có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với kim loại quý. Do đó, loại dây cung này là sự lựa chọn hoàn hảo cho khách hàng.

day-cung-Stainless-Steel

Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium

Dây cung hợp kim cobalt – chromium bắt đầu được sử dụng trong chỉnh nha vào những năm 1950. Đây là dòng dây cung có lực kéo mạnh, mang lại hiệu quả chỉnh nha cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, nó lại có độ cứng tương đối yếu nên không thể điều trị được các ca chỉnh nha phức tạp.

Cũng chính vì vậy, dòng dây cung này hiện rất ít được sử dụng để điều trị chỉnh nha.

Thành phần chính của dây cung niềng răng Cobalt – Chromium gồm:

  • Coban (40%)
  • Crom (20%)
  • Sắt (16%)
  • Niken (15%)

Dây cung Niken – titan (Niti)

Dây cung Niken – titan được nghiên cứu và phát triển vào năm 1960 bởi nhà khoa học William F.Buehler. Đây là dòng dây cung niềng răng được sử dụng phổ biến cho hầu hết các loại niềng răng mắc cài kể từ khi ra đời cho đến nay.

Dù dây cung Niken – titan có độ cứng thấp nhưng lại siêu dẻo và có độ đàn hồi cao. Do đó, lực kéo mà dây cung này mang lại mạnh mẽ và ổn định giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt.

Thành phần của dây cung Niken – titan bao gồm:

  • Niken (55%)
  • Titanium (45%

day-cung-niti

Dây cung Titan – Beta (TMA)

Loại dây cung này được tạo thành bởi hợp kim được biết đến với tên thương mại là TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Đây là loại dây cung có tính linh hoạt cao, có thể tăng giảm chiều dài theo từng tình trạng răng của khách hàng. Điều này giúp quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả tương đối cao.

Dây cung niềng răng Titan – Beta gồm các thành phần:

  • Titanium (79%)
  • Molypden (11%)
  • Zirconium (6%)
  • Tin (4%)

Giá dây cung niềng răng bao nhiêu tiền?

Giá dây cung niềng răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào chất liệu làm nên dây cung, đơn vị sản xuất khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá dây cung niềng răng mà Nha khoa Quảng Nam tổng hợp dưới đây:

Loại dây cung Giá (VNĐ/Dây)
Dây cung Stainless Steel 20.000 – 30.000
Dây cung Titan – Beta 100.000 – 170.000
Niti Reverse Thế hệ 2 90.000-100.000
Niti Super Elastic Trueform 22.000

Niềng răng bao lâu thì thay dây cung?

Niềng răng bao lâu thay dây cung một lần còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của quá trình dịch chuyển răng. Do đó, thời gian thay dây cung ở mỗi người cũng khác nhau. Thông thường, từ 1 – 2 tháng bạn sẽ thay dây cung 1 lần. Nhưng nếu khả năng dịch chuyển của răng tiến triển nhanh và cần một lực tác động mạnh thì bạn cần thay dây cung thường xuyên hơn. Dây cung mới luôn có kích thước lớn hơn dây cung cũ.

nieng-rang-bao-lau-thay-day-cung-1-lan

>>> Xem ngay: Cách khắc phục dây cung đâm phải vào má

Để giúp quá trình niềng răng trở nên nhanh chóng, đúng kế hoạch, bạn cần phải tuân thủ thời gian tái khám theo định kỳ mà các bác sĩ đã đề ra. Như vậy, các bác sĩ sẽ điều chỉnh và thay dây kịp thời trong từng giai đoạn.

Đối với trường hợp dây cung bị đứt hỏng, bạn cần đến nha khoa ngay lập tức để thay dây cung mới. Tuyệt đối không đợi đến lần hẹn thay dây cung tiếp theo, tránh ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

Các câu hỏi thường gặp

Dây cung niềng răng làm bằng gì?

Theo như phân tích ở trên, vật liệu làm dây cung khá đa dạng. Dây cung niềng răng thường được chế tạo từ một số hợp kim, phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim niken – titan (NiTi) và hợp kim Titan – Beta. Dựa vào hành phần chế tạo, người ta chia dây cung niềng răng thành 5 loại với kích thước khác nhau.

Các cỡ dây cung niềng răng

Theo các chuyên gia, tùy vào thời gian điều trị cũng như các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ thay dây cung vuông niềng răng, dây cung tròn hoặc chữ nhật với kích thước lớn hay nhỏ khác nhau. Do đó, các kích thước dây cung niềng răng sẽ được thiết kế như sau:

  • Dây tròn: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018
  • Dây tiết diện: 0.016×0.016; 0.016×0.022; 0.017×0.022; 0.017×0.025; 0.018×0.022; 0.018×0.025; 0.019×0.025

Nuốt phải dây cung niềng răng có nguy hiểm không?

Bạn sẽ không thể lường trước được mức độ rủi ro khi sử dụng dây cung kém chất lượng. Và nuốt dây cung niềng răng là một trong những tai nạn thường gặp khi niềng răng. Nuốt dây cung rất nguy hiểm, cụ thể:

  • Gây viêm nhiễm: Dây cung bị đứt và bạn vô tình nuốt phải khiến cổ họng bị bị rách. Vết rách sẽ dễ khiến vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm cổ họng và các bệnh lý liên quan.
  • Đau dạ dày: Vì dây cung rất cứng nên khi va chạm với dạ dày sẽ khiến bộ phận này bị tổn thương. Từ đó kéo theo sự ảnh hưởng đến các hoạt động tiêu hóa, gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn cơ thể.
  • Thủng ruột: Không chỉ khiến bạn đau dạ dạy, dây cung còn khiến thành ruột bị rách trong quá trình co bóp. Thậm chí, nó còn có thể khiến thành ruột bị thủng, gây tình trạng viêm nhiễm nặng. Đây là hậu quả vô cũng nặng nề khi nuốt phải dây cung niềng răng.

Bị bung dây cung niềng răng phải làm thế nào?

Thực tế, việc dây cung niềng răng bị lỏng, cong và bị bung cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu không may gặp phải tai nạn này, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để bác sĩ xử lý sớm, hạn chế những ảnh đến quá trình và kết quả điều trị.

Thay dây cung niềng răng có tác dụng gì?

Như đã chia sẻ ở trên, dây cung có tác dụng tạo ra áp lực và tăng lực kéo răng khi chỉnh nha. Mỗi giai đoạn niềng răng sẽ cần một lực kéo khác nhau. Hơn nữa, khi các răng dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, trở nên sát khít hơn thì dây cung lúc này sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó, cần phải thay dây cung sao cho phù hợp với quá trình dịch chuyển răng.

Thay dây cung niềng răng có đau không?

. Khi thay dây cung bạn sẽ có cảm giác đau, khó chịu và ê buốt hơn bình thường vì sự tác động của các thao tác trên bề mặt răng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày.

cac-cau-hoi-ve-day-cung-nieng-rang

Hi vọng bài viết trên đây của Nha khoa Quảng Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dây cung niềng răng cũng những hiệu quả mà nó mang lại cho quá trình chỉnh nha bằng mắc cài. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0905.112.222 để được giải đáp sớm nhất nhé!

Chia sẻ bài viết:
Bài viết liên quan