Tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má trong quá trình chỉnh nha là rất khó tránh khỏi. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách xử lý như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Quảng Nam để hiểu rõ hơn nhé!
Nguyên nhân khiến dây cung niềng răng đâm vào má
Niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhằm cải thiện nụ cười của mình. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng sẽ rất khó tránh khỏi sự cọ sát giữa dây cung, mắc cài vào má gây ra những tổn thương nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân khiến dây cung niềng răng đâm vào má, cụ thể:
- Do tay nghề bác sĩ: Thông thường, phần đuôi dây cung sẽ được chốt chặt ở các răng phía sau cùng để giúp chúng không bị trồi ra phía trước. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện thao tác không cẩn thận, không chốt chặt phía sau, không cắt sát hoặc bẻ gọn dây cung sẽ vô tình dẫn đến tình rạng dây cung niềng răng bị dư ra. Và phần dây cung bị thừa ra sẽ đâm chọc vào má gây tổn thương các niêm mạc bên trong khoang miệng.
- Sự dịch chuyển của răng dẫn đến thừa dây cung: Khi răng di chuyển về đúng vị trí sẽ vô tình khiến cho phần đuôi dây cung niềng răng dài ra và đâm vào má. Nếu không xử lý đoạn dây cung bị dư kịp thời sẽ gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
- Bung dây cung hoặc trượt ra khỏi mắc cài: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dây cung đâm vào má. Đoạn dây cung niềng răng bị bung ra khỏi hệ thống mắc cài và vô tình va chạm vào khoang miệng gây tổn thương, chảy máu.

Dây cung niềng răng đâm vào má có nguy hiểm không?
Theo nhận định của các chuyên gia nha khoa, tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó sẽ khiến cho người đeo niềng cảm thấy khó chịu và có phần đau rát khi ăn uống hoặc nói chuyện. Trong một vài trường hợp thì nó còn gây chảy máu, nhiễm trùng niêm mạc bên trong khoang miệng, thậm chí là lở loét.
Nếu gặp phải tình trạng dây cung đâm vào má, bạn cần có những phương pháp ứng cứu kịp thời để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
Cách khắc phục tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để cắt dây cung niềng răng bị thừa ra. Tuy nhiên, nếu chưa thể đến gặp bác sĩ ngay thì bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau:
Dùng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là vật liệu được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng dây cung đâm vào má. Sáp nha khoa sẽ tạo một lớp ngăn cách giữa đầu dây cung và niêm mạc miệng. Từ đó giảm bớt sự cọ sát gây ra vết loét, bảo vệ má khỏi những tổn thương.
Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa:
- Bước 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và rửa tay trước khi bôi sáp.
- Bước 2: Làm khô mắc cài và dây cung; giữ môi và má tránh xa vùng dây cung.
- Bước 3: Lấy 1 lượng sáp nha khoa khoảng bằng hạt đậu, sau đó dùng tay vo sáp thành viên bi mịn.
- Bước 4: Đặt viên bi sáp lên đầu ngón tay, sau đó dán sáp vào vị trí dây cung khiến bạn khó chịu và ấn nhẹ để cố định sáp.
Bạn nên sử dụng sáp nha khoa cho đến khi đến gặp bác sĩ để xử lý hoàn toàn dây cung nhé. Và bạn không phải quá lo lắng khi nuốt phải sáp nha khoa, bởi nó an toàn với sức khỏe. Nhưng trước khi ăn, bạn nên tháo lớp sáp cũ, khi ăn xong bạn lặp lại các bước ở trên để thay sáp mới.
Dùng gel nha đam
Với nguồn vitamin dồi dào, gel nha đam không chỉ dùng để làm đẹp mà nó còn giúp diệt khuẩn, xoa dịu kích ứng ở niêm mạc. Đồng thời, gel nha đam còn có thể giúp làm lành vết loét nhỏ, giảm đau rát. Bạn có thể sử dụng kết hợp sáp nha khoa và gel nha đam để điều trị dây cung đâm vào má. Như vậy hiệu quả sẽ tối ưu hơn.
Sử dụng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt sự khó chịu, đau rát khi dây cung đâm vào má.
Cách thực hiện:
- Dùng 1/2 muỗng muối cho vào một cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
- Sử dụng dung dịch nước muối súc miệng khoảng 30 giây và nhổ ra.
- Lặp lại cho đến khi hết nước muối hoặc bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Dùng dụng cụ sửa dây cung
Nếu dây cung niềng răng đâm vào má là do dây cung bị bung hoặc trượt ra khỏi mắc cài, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các dụng cụ sửa dây cung như:
- Bút chì hoặc tăm bông: Sử dụng đầu tẩy bút chì hoặc tăm bông để đẩy nhẹ dây cung bị dư và uốn cong lại để tránh tránh cho dây cung tiếp tục đâm vào má. Phương pháp này chỉ phù hợp với loại dây cung niềng răng mảnh.
- Nhíp: Nếu dây cung phía sau trượt ra khỏi mắc cài trên răng, bạn có thể dùng nhíp kẹp lấy phần cuối của dây cung đưa về đúng vị trí ban đầu hoặc để bẻ cong phần dây cung bị thừa ở phía trong.
- Bấm móng tay hoặc kìm nhỏ: Nếu không đẩy được dây cung hoặc phần dây cung bị thừa ra nhiều, bạn có thể sử dụng dụng cụ cắt dây cung niềng răng như bấm móng tay hoặc kìm nhỏ để cắt phần thừa ra.
Các cắt dây cung niềng răng như sau:
- Trước hết, bạn nên đặt khăn giấy hoặc gạc lót vào khu vực đó để tránh trường hợp nuốt phải dây cung niềng răng.
- Sau đó, nhờ người thân dùng bấm móng tay hoặc kìm nhỏ để cắt dây cung bị thừa ra.
- Cuối cùng, bôi sáp nha khoa lên phần dây cung vừa cắt.
Tuy nhiên, việc tự cắt dây cung niềng răng không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Nó có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do không đủ trình độ và chuyên môn. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý.
Lưu ý: Tất cả các dụng cụ trên đều phải được vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn trước khi đưa vào miệng..
Niềng răng Invisalign – xua tan nỗi lo dây cung niềng răng đâm vào má
Hiện nay, có một phương pháp niềng răng hiện đại giúp bạn xua tan nỗi lo này đó là niềng răng Invisalign. Niềng răng Invisalign sử dụng các khay niềng trong suốt ôm khít vào khung hàm, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Bạn sẽ không còn phải đeo các mắc cài và dây cung như phương pháp niềng răng truyền thống nữa.

Tại Rich Dental, niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng các khay niềng được thiết kế chuyên biệt dựa trên phần mềm Clincheck nên tính chuẩn xác cực cao. Khay niềng được làm bằng nhựa dẻo SmartTrack, lành tính với con người, có độ bền cao và có khả năng kiểm soát lực cực tốt.
>>> Xem Ngay Niềng răng eCligner và Invisalign – Ưu, nhược điểm
Bên cạnh đó, nha khoa còn có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. Bạn hoàn toàn yên tâm niềng răng mà không phải lo ngại vấn đề này.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má. Đồng thời, Nha khoa Quảng Nam cũng chia sẻ với bạn một phương pháp niềng răng tối ưu giúp bạn tránh khỏi những rắc rối, khó chịu trong suốt quá trình niềng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0905.112.222 để được giải đáp sớm nhất nhé!