Niềng Răng Bị Sưng Lợi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Niềng răng bị sưng lợi là hiện tượng nhiều người gặp phải trong quá trình niềng răng. Vậy bị sưng lợi khi niềng răng là do dâu? Làm thế nào để khắc phục? Cùng Nha khoa Quảng Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân niềng răng bị sưng lợi

Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục các khuyết điểm của răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc hay sai khớp cắn. Niềng răng cần một quá trình kiên trì khá dài, đòi hỏi kỹ thuật cầu kỳ, tương đối khó. Nếu niềng răng không đúng cách thì tình trạng sưng lợi rất dễ xảy ra. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng bị sưng lợi là gì?

nguyen-nhan-nieng-rang-bi-sung-loi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị sưng nướu khi niềng răng. Có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Cụ thể như sau:

Niềng răng sai kỹ thuật

>>> Xem ngay: Lưu Ý Ngay 6 Dấu Hiệu Niềng Răng Hỏng

Trên thực tế, có không ít trường hợp niềng răng bị sưng lợi xuất phát từ tay nghề của bác sĩ điều trị không đảm bảo hay cơ sở điều trị kém chất lượng. Niềng răng là kỹ thuật phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm.

Nếu bác sĩ tay nghề còn non kém, thiếu kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc chẩn đoán cũng như gắn mắc cài. Khâu gắn mắc cài không cẩn thận hoặc lực siết dây cung quá mạnh sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng như sưng nướu, đau nhức. Thậm chí có thể khiến cho răng lung lay, mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Một nguyên nhân nữa khiến bạn đối mặt với tình trạng niềng răng sưng lợi đó là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Trong quá trình đeo niềng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn bình thường. Thức ăn rất dễ bám vào các mắc cài, nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ hình thành cao răng.

Như bạn cũng biết, cao răng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về răng miệng. Các mảng bám cao răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào các mô nướu gây viêm nhiễm.

Chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý

Niềng răng bị sưng nướu cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý. Khi đeo niềng, bạn cần phải kiêng khem nhiều loại thức ăn. Nếu ăn nhiều tinh bột hay đồ ăn nhiều đường rất dễ gây ra các bệnh lý răng miệng.

Hoặc việc ăn uống thiếu dinh dưỡng như thiếu vitamin hay Canxi sẽ khiến lợi trở nên yếu đi. Lúc này, vi khuẩn rất dễ tấn công và gây ra các bệnh lý răng miệng.

Biểu hiện của tình trạng sưng lợi khi niềng răng

Việc hiểu rõ được nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu có những biểu hiện sau đây, bạn chắc chắn đang gặp phải tình trạng niềng răng bị sưng lợi:

  • Màu sắc vùng lợi có sự thay đổi, không còn màu hồng nhạt mà thay vào đó là màu đỏ thẫm và sưng tấy lên.
  • Lợi không còn săn chắc như bình thường, nếu sờ vào sẽ thấy mềm.
  • Gai nướu không nhọn.
  • Chỉ cần chạm nhẹ cũng thấy đau, thậm chí có xuất hiện tình trạng chảy máu lợi.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

dau-hieu-loi-bi-sung-khi-nieng

Niềng răng bị sưng lợi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, niềng răng bị sưng lợi là hiện tượng không quá nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn. Từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe răng do tình trạng viêm nhiễm lan ra toàn hàm và xương ổ răng. Cùng với sự tác động của lực kéo răng liên tục sẽ làm hỏng toàn hàm răng, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
  • Sự tác động của lực kéo chỉnh nha cùng với sưng lợi sẽ khiến răng bị lung lay, dần dần tách khỏi lợi. Theo thời gian, răng sẽ bị gãy rụng.
  • Gây tụt lợi, chân răng ngày càng dài ra gây mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến ê buốt kéo dài.
  • Sưng lợi còn tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, đột qụy.

Cách khắc phục tình trạng sưng lợi khi niềng răng

Khi nhận thấy các biểu hiện của niềng răng bị sưng lợi, bạn cần đến nha khoa ngay để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau cho từng trường hợp cụ thể.

  • Nếu tình trạng sưng lợi là do việc chăm sóc răng miệng không tốt gây nên các bệnh lý thì bác sĩ sẽ tháo khí cụ niềng răng ra. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng và điều trị các bệnh lý dứt điểm mới có thể tiếp tục niềng răng.
  • Nếu sưng lợi là do tay nghề bác sĩ không tốt, lực kéo mắc cài quá mạnh thì lúc này bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo phù hợp dựa vào kết quả thăm khám, chụp X-quang. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đánh giá lại thời gian dịch chuyển của răng và lực kéo.

cach-khac-phuc-loi-bi-sung-khi-nieng

>>> Xem ngay: Niềng Răng Có Giảm Tuổi Thọ Không

  • Trường hợp sưng lợi nặng hơn đã làm tụt nướu nhiều và gây mất thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép mô nướu. Đây là cách tốt nhất để phục hồi dần phần lợi để che phủ chân răng và giúp cho mô nướu khỏe mạnh trở lại.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn những lời khuyên về cách thức vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách và một chế độ ăn uống hợp lý. Từ đó tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Bạn sẽ không còn lo ngại niềng răng bị sưng lợi nữa.

Niềng răng bị sưng lợi – Nên và không nên ăn gì?

Niềng răng nên ăn gì?

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ăn những thực phẩm sau:

  • Ưu tiên sử dụng những loại thức ăn mềm, lỏng như cơm mềm, bún, phở, cháo,… vì nó không cần phải sử dụng lực ăn nhai nhiều, không tác động quá nhiều lên mắc cài, không ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin cùng canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, một số loại rau còn có khả năng làm sạch răng miệng rất tốt.
  • Hoa quả chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên sử dụng nước ép hoa quả hoặc sinh tố để không phải dùng lực nhai quá nhiều.

thuc-pham-cho-nguoi-nieng-rang

Lưu ý: Sau khi ăn, bạn nên súc miệng thật sạch bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để ngăn không cho mảng bám có cơ hội bám dính lên mắc cài gây bệnh.

Niềng răng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm niềng răng nên ăn, bạn cũng cần kiêng khem một số loại thức ăn như:

  • Không nên ăn các loại thịt cứng và dai như thịt gà,…. vì nó rất dễ giắt vào kẽ răng và mắc cài rất khó vệ sinh. Nếu bạn quá thèm ăn thịt thì có thể cắt nhỏ trước khi ăn nhưng không nên ăn quá nhiều.
  • Không ăn tất cả các loại thực phẩm quá cứng, dẻo, dính dễ bám mắc cài khiến mắc cài bị bung tuột.
  • Với những thực phẩm có màu nhiều bạn cũng nên tránh sử dụng. Đặc biệt các loại thức uống có ga, nhiều đường, acid bạn nên hạn chế dùng. Vì nó có khả năng làm mòn men răng làm răng yếu đi và vi khuẩn dễ xâm nhập.

thuc-pham-nguoi-nieng-rang-nen-kieng

Việc chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để giúp bạn luôn có sức khỏe tốt trong suốt quá trình chỉnh nha cũng như đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần phải thật kiên trì, thậm chí là từ bỏ những món yêu thích của mình để có thể sở hữu một hàm răng đều đặn, thẩm mỹ sau khi hoàn tất chỉnh nha.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng niềng răng bị sưng lợi. Nếu còn băn khoăn bất cứ điều gì về niềng răng thẩm mỹ hoặc các dịch vụ chăm sóc răng miệng khác, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0905.112.222 để được hỗ trợ nhé!

Chia sẻ bài viết:
Bài viết liên quan